Quạt màu Pantone

I: Giới thiệu về quạt màu pantone :

Được coi như màu sắc cơ bản thứ 5 bên cạnh 4 màu CMYK dành cho in ấn, màu Pantone trở thành hệ quy chiếu màu sắc chuẩn mực, ngôn ngữ giao tiếp chính thức trong công nghiệp thiết kế toàn cầu.Pantone khởi đầu ở newyork vào những năm 1950 với tư cách công ty in ấn thương mại mang tên M & J Levine Advertising. Vào năm 1956, hai anh em chuyên viên quảng cáo, người đồng sáng lập công ty, Mervin Levine và Jesse Levine đã thuê Lawrence Herbert, người vừa tốt nghiệp trường  Đại học Hofstra, làm nhân viên bán thời gian. Sử dụng những kiến thức hoá học vốn có, Herbert đã có thể hệ thống hoá và đơn giản hoá các màu có sẵn trong kho sản phẩm của công ty đồng thời đơn giản hoá quá trình in màu. Đến năm 1962, Herbert đã giúp bộ phận in ấn và mực hoạt động có lợi nhuận, trong khi bộ phận quảng cáo thương mại của công ty lại đang nợ đến 50,000 usd. Cuối cùng, Herbert mua lại tài sản công nghệ của M & J Levine Advertising từ tay anh em Levine với giá 90,000 usd (tương đương với 5,620,000 usdvào năm 2016 dựa trên tốc độ lạm phát) và đổi tên thành Pantone.

Sản phẩm chính của công ty là Pantone Guides, bao gồm nhiều miếng giấy bìa nhỏ (kích thước vào khoảng 6×2 inches hoặc 15×5 cm), trên mỗi trang bìa được in dãy các ô màu mẫu có điểm giống nhau và ghép thành hình một cái quạt cầm tay. Ví dụ, một trang của Pantone Guides có thể bao gồm các sắc thái khác nhau của màu

Pantone Inc. là một tập đoàn có trụ sở đặt tại Carlstadt, New Jersey, Hoa Kỳ. Nó nổi tiếng với Hệ thống khớp màu Pantone (tên tiếng Anh: Pantone Matching System, viết tắt: PMS) – một không gian màu có đăng ký bản quyền được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, phần lớn là in ấn và các ngành sản xuất sơn màu, nhựa và dệt may.

X-Rite Inc., một nhà cung cấp phần mềm và thiết bị thẩm định màu sắc, đã mua lại Pantone Inc. với giá 180 triệu usd vào tháng 10 năm 2007.

Hệ thống khớp màu Pantone là một hệ thống tái tạo màu theo tiêu chuẩn. Bằng cách tiêu chuẩn hoá các màu sắc, nhà sản xuất ở những địa điểm khác nhau có thể thông qua hệ thống của Pantone để bảo đảm các màu trùng khớp mà không cần liên hệ với nhà sản xuất khác.

Một ví dụ về việc sử dụng trên chính là sự chuẩn hoá các màu trong mô hình màu CMYK.. Quá trình CMYK là một phương pháp in màu chỉ sử dụng bốn loại mực là: Cyan (màu xanh lơ hoặc cánh chả), Magenta (màu cánh sen hoặc hồng sẫm), Yellow (màu vàng), Key (trong tiếng Anh là “then chốt” hay “chủ yếu” để ám chỉ màu đen mặc dù màu này có tên tiếng Anh là black do chữ B đã được sử dụng để chỉ màu xanh lam (blue) trong mô hình màu RGB). Phần lớn những sản phẩm in ấn trên thế giới đều sử dụng quá trình CMYK, và có một lượng ít những màu đặc biệt của Pantone có thể được tái tạo nhờ bốn loại mực của CMYK.

Tuy nhiên, phần lớn trong số 1,114 mẫu màu của hệ thống Pantone không thể được mô phỏng bằng công nghệ của CMYK mà phải sử dụng 13 sắc tố màu cơ sở (14 nếu tính cả màu đen) pha trộn theo tỉ lệ nhất định. Một logo được chính phủ singapore cấp phép nhằm kỉ niệm 50 năm ngày độc lập của đất nước. Trong phần hướng dẫn sử dụng của logo có ghi rõ nó dùng màu Pantone Red 032 và White.

Hệ thống của Pantone còn cho phép tạo ra nhiều loại màu đặc biệt như màu ánh kim (metallics) hay màu huỳnh quang (fluorescents). Tuy hầu hết các màu trong hệ thống của Pantone vượt quá khả năng tái tạo của CMYK và gây khó khăn trong quá trình in ấn, nhưng mãi đến năm 2001 công ty này mới bắt đầu cung cấp sự chuyển đổi từ màu Pantone hiện hũu sang màu trên mành hình. Trên máy tính, người ta sử dụng mô hình màu RGB – Red (đỏ), Green (xanh lá), Blue (xanh dương) – để tạo ra nhiều màu sắc khác nhau. Hệ thống Pantone (nay đã ngưng hoạt động) bao gồm những màu có sự tương thích với mô hình màu RGB và hệ màu LAB.

Màu Pantone được biểu diễn bằng những con số được chỉ định (ví dụ, thường có dạng “PMS 130”). Màu PMS thường luôn được sử dụng trong nhãn hiệu và thậm chí đã được sử dụng trong luật pháp của chính phủ và các tiêu chuẩn của quân đội (để diễn tả màu cờ hoặc màu niêm phong). Vào tháng 1 năm 2003, Chính phủ Scotland đã thảo luận kiến nghị gọi tên màu xanh trong quốc kì Scotland là màu “Pantone 300”. Canada, Hàn Quốc và Liên đoàn Ô tô Quốc tế cũng đã sử dụng màu trong hệ thống của Pantone khi sản xuất cờ. Một số bang của hoa kì bao gồm texas cũng đã cấp phép cho màu của PMS lên lá cờ. Màu của Pantone còn được sử dụng trong các dự án nghệ thuật của nhiếp ảnh gia Angelica Dass khi miêu tả quang phổ của màu da của con người.

Ngày nay, hệ thống tiêu chuẩn màu The PANTONE® được ngầm công nhận như một ngôn ngữ chuẩn mực và chính thức trong giao tiếp bằng màu sắc bất kể đó là với các nhà thiết kế, các nhà sản xuất, phân phối hay người tiêu dùng.

Phân loại các bộ mã Pantone

Bảng màu Pantone được xây dựng với nhiều bộ mã ứng dụng trong nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau thậm chí là trong từng bộ phận khác nhau của một quy trình sản xuất. Ví dụ như, bộ phận tư vấn hoặc thiết kế mẫu mã thì dùng loại Pantone CMYK hay là Pantone Color Guide hoặc là Pantone Color Bridge…Còn bộ phận ở xưởng sản xuất hoặc bộ phận có nhu cầu cần công thức pha màu theo định lượng thì dùng bộ sản phẩm Pantone Formula Guide, Pantone Metallics.

Các sản phẩm của Pantone có thể đưa phân loại theo một số tiêu chí như sau:

Theo vật liệu tạo mẫu : ta có 2 sản phẩm tra cứu khác nhau: Pantone TPX (màu tra cứu được in trên chất liệu giấy, phục vụ ngành in ấn) và Pantone TCX (mẫu tra cứu trên chất liệu vải cotton, phục vụ ngành nhuộm vải cho các thiết kế thời trang, nội thất)

Theo mục đích sử dụng : có 2 loại Pantone CMYK hay Pantone Color Bridge (bộ chuẩn màu sắc để thiết kế trên các phần mềm đồ họa) và Pantone Formula Guide (có các công thức pha mực dành cho xưởng sản xuất, in ấn)

mau-pantone-la-gi_

Pantone Bridge Color với các thông số chuyển đổi giữa màu Pantone và CMYK

mau-pantone-la-gi_

Mẫu của bộ tra cứu Pantone Formula Guide

Theo đặc tính của vật liệu thiết kế: có loại chuyên dùng cho các thiết kế kim loại gọi là Pantone Metallics , và bảng màu dành cho thiết kế giấy decal, bảng hiệu, phấn gọi là Pantone Neon & Pastel.

mau-pantone-la-gi_

Pantone Metallics

mau-pantone-la-gi_

Các trang trong hướng dẫn màu Pantone Neon và Pastel

II: Phân biệt hệ màu CMYK hệ màu pantone và hệ màu RGB trong thiết kế bao bì:

1. Hệ màu CMYK
Hệ CMYK là hệ màu mà các màu sắc được sản sinh từ việc kết hợp 4 màu:

  • Màu C: Màu xanh lơ (Cyan)
  • Màu M: Màu cánh sen – Hồng sẫm (Magenta)
  • Màu Y: Màu vàng (Yellow)
  • Màu K: Màu đen (Black)

Đây là hệ màu trừ vì đây là những màu mà chúng ta thấy được nhờ sự phản xạ anh sáng chứ không có khả năng tự phát sáng.   

Ví dụ khi ta thấy một vật màu đỏ, vật này đã hấp thụ các bước sóng của màu khác và phản xạ lại bước sóng màu đỏ tới mắt của người nhìn.
Hệ màu CMYK là hệ màu thường sử dụng trong in ấn offset cho các sản phẩm như thùng carton, các ấn phẩm POSM, namecard…​
 


2. Hệ màu Pantone 
Bên cạnh 4 màu CMYK, hệ màu Pantone được coi như màu sắc cơ bản thứ 5 dành cho giới in ấn. Từ khi ra đời, màu Pantone sớm trở thành hệ quy chiếu màu sắc chuẩn mực, ngôn ngữ giao tiếp chính thức trong ngành công nghiệp thiết kế toàn cầu. 

The Pantone Colour Matching System (PMS) cơ bản là một hệ thống tái tạo màu tiêu chuẩn. Bằng việc tiêu chuẩn hóa màu sắc với tên gọi bằng các mã số, các nhà sản xuất ở các địa điểm khác nhau, các khâu khác nhau đều có thể tra cứu hệ thống Pantone và chắc chắn tạo ra hiệu ứng màu trùng khớp cho sản phẩm mà không cần bất kỳ một sự liên lạc trực tiếp nào.
 
Các màu đã được nghiên cứu, tiêu chuẩn hóa với các thông số kỹ thuật trong pha chế, được đánh mã số cụ thể và đưa vào hệ thống PMS, là màu Pantone.
Màu Pantone thường định nghĩa là màu pha, hay màu thứ 5. Bởi lẽ, màu Pantone được chuẩn hóa với đặc điểm kỹ thuật rõ ràng, có thể coi như màu pha sẵn, khác hoàn toàn với màu thường (các màu tạo ra từ việc nhà in pha trộn từ các màu CMYK – 4 màu cơ bản trong in ấn).
Trong tên gọi các màu Pantone, bên cạnh mã số riêng thể hiện sắc độ, đi sau các số thường có thêm các chữ cái C, M, U nhằm thể hiện chính xác hiệu ứng màu thay đổi trên từng chất liệu giấy in.

Màu Pantone thường sử dụng trong các ngành công nghiệp, đặc biệt trong in ấn. Hiện nay, màu pantone cũng thường được ứng dụng trong ngành nhuộm vải (phục vụ các thiết kế thời trang), chế tạo vật liệu nhựa, sơn phun, sơn tĩnh điện trên bề mặt kim loại (phục vụ thiết kế công nghiệp). Các hướng dẫn màu Pantone đã được chấp nhận rộng rãi và được sử dụng bởi các nghệ sĩ, nhà thiết kế, nhà in, các nhà sản xuất, tiếp thị.

Tuy hệ màu Pantone được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới và được quy chuẩn trở thành ngôn ngữ thiết kế màu sắc toàn cầu. Tuy nhiên, việc sử dụng hệ màu Pantone cũng bị giới hạn bởi chỉ có 300 màu mẫu và công nghệ sản xuất theo hệ màu Pantone giá thành tương đối cao.

3. Hệ màu RGB
Hệ màu RGB là hệ màu sử dụng mô hình bổ sung. Trong đó ánh sáng đỏ, xanh lục và xanh lam được tổ hợp với nhau bằng nhiều phương thức khác nhau để tạo thành các màu khác. Hệ màu RGB là tên viết tắt của R: Red (màu đỏ), G: Green (màu xanh lá cây), B: Blue (màu xanh lam).

Trong các mô hình ánh sáng bổ sung, đây là ba màu gốc. Từ ba màu cơ bản này từ cách thay đổi tỉ lệ giữa các màu RGB để tạo ra vô số các màu sắc khác nhau và cách tổng hợp từ 3 màu RGB này gọi là màu cộng (các màu sinh ra từ 03 màu này sẽ sáng hơn màu gốc – additive color).

Hệ màu RGB là chế độ hiển thị màu sắc tự nhiên của màn hình CRT, màn hình LCD và màn hình plasma. Máy ảnh và máy quét cũng có thể sử dụng chế độ RGB. Hệ màu RGB là hệ màu là tốt nhất cho thiết kế: thiết kế website, hình ảnh kỹ thuật số, thiết kế các tài liệu quảng cáo trực tuyến…


Như vậy, trong in ấn offset với việc ứng dụng hệ màu CMYK sẽ tiết kiệm tương đối chi phí khi sản xuất với số lượng lớn. Hơn nữa, hệ màu CMYK là hệ màu gốc có thể ứng dụng pha chế nhiều sắc thái màu khác nhau cũng chính là lý do mà công nghệ in offset vẫn có chỗ đứng nhất định trên thị trường.

III: Ứng dụng của pantone trong các lĩnh vực, ngành

Các loại pantone khác cho ngành in ấn mà bạn có thể tham khảo như: GP1601N, GG1507, GG1504…

Pamtone cho ngành thiết kế: CMYK GP5101, Color bridge Coated GP6103, Color Bridge coated & uncoated GP6102…

 Pantone cho ngành may mặc, da giày, nội thất như: FHIP110N, FHIP230N, FHIC200, FHIC300…

MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT, XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ

KỸ SƯ KINH DOANH

NGUYỄN ĐÌNH HẢI  

090 127 1494

[email protected]

Lên đầu trang